Mẹo Làm Đẹp

Những lợi ích massage mẹ bầu không phải ai cũng biết

Massage mẹ bầu - đồng hành cùng mẹ yêu

Mang thai là một quá trình rất vất vả nhưng cũng đầy hạnh phúc của phụ nữ. Mỗi ngày cảm nhận được những cử động nhẹ nhàng, những cú đạp của bé đem lại cho mẹ thật nhiều niềm vui.

Trên hành trình đồng hành cùng con yêu, mẹ sẽ có nhiều thay đổi về sức khỏe, hình dáng, tính cách, tâm trạng,.. Mẹ có thể tìm đến các dịch vụ massage mẹ bầu để được thư giãn, cải thiện sức khỏe khi mang thai.

Cùng Mộc Nhiên spa tìm hiểu chi tiết về massage bầu nhé.

Tổng quan về quá trình mang thai của mẹ bầu

Quá trình mang thai của phụ nữ được chia thành 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi hình thành và phát triển não bộ; hệ thần kinh, tim, hệ tuần hoàn, các cơ quan nội tạng.

Vào cuối chu kì này tay, chân, mắt, mũi, miệng,.. của thai như cũng được hoàn thiện tương đối toàn diện.

Giai đoạn 2: 3 tháng giữa thai kỳ

Qua giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi đã có thể cử động mắt, hoàn thiện khả năng nghe và phản ứng lại với bố mẹ. 

Thai nhi được phát triển bình thường lúc này đều có sự xuất hiện da, tóc, móng. Khi siêu âm, nhiều mẹ có thể nhìn thấy em bé của mình đang mút ngón tay hoặc chơi với dây nhau.

Giai đoạn 3: 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về kích thước và cân nặng của thai nhi. Mỗi tuần thai nhi có thể tăng từ 0,25- 0,5kg. Thai nhi khi chào đời nặng 3-4kg, dài 42-52 cm.

Đây cũng là giai đoạn vất vả nhất của mẹ. Cơ thể luôn cảm thấy nặng nề, thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi, đau lưng, nhức mỏi toàn thân,..

Dinh dưỡng cần bổ sung cho mẹ bầu

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện
  • Axit folic: Bổ sung đầy đủ axit folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi. Thai phụ có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm giàu Axit folic hoặc sử dụng thuốc uống theo chỉ định bác sĩ
  • Canxi và Vitamin D: Quá trình hình thành phát triển xương của em bé đều cần lượng Canxi và Vitamin D. 3 tháng đầu tiên cơ thể phụ nữ mang thai sẽ không có quá nhiều thay đổi, nhiều chị em có thể không chú ý bổ sung đầy đủ canxi, dễ dẫn đến thiếu canxi, gây đau lưng, mỏi gối,..
  • Sắt : giúp ngăn ngừa thiếu máu, gây hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy yếu, suy dinh dưỡng thai nhi
  • Vitamin C: Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm, cảm mạo, các bệnh do thời tiết và môi trường gây ra. Khi mang thai, phụ nữ không thể tuỳ ý sử dụng thuốc điều trị, thuốc kháng sinh. Chính vì vậy bảo vệ sức khỏe phụ nữ bên trong lẫn bên ngoài là vấn đề rất quan trọng
  • Vitamin A: Nhu cầu Vitamin A của phụ nữ mang thai khoảng 600 mcg/ ngày. Các loại thực phẩm nhiều màu sắc, sữa, gan động vật,.. thường sẽ rất giàu vitamin A cho chị em lựa chọn
  • Protein: Đảm bảo sự phát triển của mô bào thai, mô tuyến vú, tăng cường sự sản sinh máu, cung cấp năng lượng cho cả mẹ và bé.
  • Chất xơ: Khi mang thai, phụ nữ rất dễ dàng bị nóng trong. Bổ sung chất xơ có thể giúp tăng khả năng tiêu hoá, hạn chế táo bón
  • Năng lượng: Trong 3 tháng đầu, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần cung cấp khoảng 2300-2600 kcal/ ngày. Mẹ bầu cần cân bằng các loại thực phẩm để đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng cho thai nhi được phát triển.

Giai đoạn này nhu cầu năng lượng của thai nhi không quá thay đổi, cho nên mẹ không cần ăn uống quá nhiều, gây nên thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ

Các vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu thường gặp

Khi mang thai, nội tiết tố tăng cao, Hormone tăng cường dẫn đến nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài, khiến chị em gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Đau lưng, nhức mỏi

Cùng với sự to lên của thai nhi, cân nặng của mẹ và bé cũng tăng lên; cùng nhau chèn ép lên các cơ quan khác, làm căng cứng dây chằng gây đau vùng thắt lưng, đau chân, chuột rút,…

khi di chuyển, ngồi, hoặc nằm  mẹ bầu nên sử dụng đồ vật để hỗ trợ vận động, giảm các cơn đau do chèn ép.

Mất ngủ, khó ngủ, tiểu đêm, tiểu lắc nhắc

Thai khi lớn dần sẽ chèn ép bàng quang, làm cho dung tích bàng quan bị thu nhỏ lại, có thể dễ nhận thấy thông qua số lần đi tiểu của của mẹ bầu thường sẽ nhiều hơn bình thường.

Ở những tháng cuối thai kỳ, thai phụ bị hạn chế tư thế nằm ngủ, thai to nặng nề, đau mỏi toàn thân,… khiến chị em khó ngủ, mất ngủ. Chị em có thể sử dụng các biện pháp Massage, sử dụng gối mẹ bầu , uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ, để hỗ trợ tăng cường giấc ngủ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ, huyết áp,..

Bệnh tiểu đường thai kỳ, là bệnh tiểu đường xuất hiện trong giai đoạn mang thai ( trước khi mang thai thì mẹ không bị bệnh tiểu đường). 

Giai đoạn mang thai, cơ thể cần bổ sung một lượng thức ăn nhiều hơn bình thường. Hormone thay đổi hạn chế sự sản xuất insulin, không thể kiểm soát được lượng đường Glucose mà có thể đã chuyển hóa, gây nên tiểu đường thai kỳ.

Huyết áp cao khiến cho máu khó cung cấp dinh dưỡng đến cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Những thai phụ được chẩn đoán huyết áp nên thường xuyên thăm khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh diễn biến xấu

Tiền sản giật

Tiền sản giật là tình trạng nguy hiểm của thai phụ, có nguy cơ gây sảy thai, sinh non, thậm chí tử vong rất cao. Hiện vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân chính xác có thể dẫn đến tiền sản giật.

Tuy nhiên  một số nghiên cứu cho thấy rằng, nếu sản phụ được chăm sóc tốt, luôn giữ được trạng thái vui vẻ thì có thể hạn chế được nguy cơ tiền sản giật

Thai nghén

Tình trạng ốm nghén được xem là tình trạng sức khoẻ bình thường, nhưng gây nên sự khó chịu, mệt mỏi, ăn không ngon miệng,..

Thông thường tình trạng ốm nghén sẽ không còn sau khi bước qua tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên một số thai phụ xuất hiện tình trạng ốm nghén khá nghiêm trọng, gây nên suy nhược cơ thể.

Phù thũng – phù chân

Khi mang thai, lượng máu, thể tích chất lỏng trong cơ thể tăng lên gần 50% để nuôi dưỡng thai nhi. Ở tháng cuối thai kỳ nếu xuất hiện tình trạng phù chân, phù cổ chân là dấu hiệu nhận thấy thai nhi sắp chào đời.

Ngược lại nếu phù chân, phù ở những vùng khác quá sớm, hoặc kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn cách Massage mẹ bầu đúng cách

Massage mẹ bầu đúng cách là như thế nào? Cùng Mộc Nhiên Spa tìm hiểu nhé

Bước 1: Tìm hiểu thông tin, xác nhận tình trạng mang thai, tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ bầu. Tư vấn chọn liệu trình phù hợp.

Bước 2: Chuẩn bị phòng, giường, tinh dầu, dụng cụ massage,.. hướng dẫn mẹ bầu nằm lên giường đúng cách

Bước 3: Massage vùng lưng trước tiên rồi đến bắp chân, tay,..

Bước 4: Massage vùng đầu, cổ, vai gáy, đắp mặt nạ dưỡng ẩm

Bước 5: Ngâm chân thảo dược, massage Foot

Lợi ích của việc massage mẹ bầu

Khi đăng ký Liệu trình Massage mẹ bầu spa Mộc Nhiên có những lợi ích như:

massage mẹ bầu giúp giảm các cơn đau lưng, cho một thai kỳ khoẻ mạnh
massage mẹ bầu giúp giảm các cơn đau lưng, cho một thai kỳ khoẻ mạnh

Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho mẹ bầu

Massage thường xuyên giúp cải thiện sức khoẻ và tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Có tác dụng giúp hệ thống tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn, cung cấp lượng oxy cao hơn 15-20% so với bình thường.

Xoa bóp còn giúp quá trình đào thải độc tố được thuận lợi, tránh gây hại đến mẹ và bé

Giảm phù nề

Thai nhi phát triển chèn ép lên các mạch máu, cản trở sự lưu thông máu, gây phù nề cho thai phụ. Massage mẹ bầu kích thích các mô mềm, giúp lưu thông mạch máu, giảm nguy cơ phù nề.

Giảm mệt mỏi, xoa dịu cơn đau lưng

Lợi ích vượt trội của Massage mẹ bầu là xoa dịu các cơn đau. Phần lớn thai phụ tìm đến các cơ sở massage với tình trạng đau mỏi vùng lưng quá độ. Những cơn đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm trạng và sức khỏe của mẹ

Thư giãn, giảm căng thẳng, chăm sóc giấc ngủ

Không chỉ mẹ bầu, tất cả mọi người đều cảm thấy thư giãn sau khi được massage.

Khi tinh thần được thư giãn, các cơn đau được xoa dịu thì các mẹ sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.

Những lưu ý khi massage mẹ bầu

khi massage cho mẹ bầu cần chú ý các động tác kỹ thuật và lực massage phù hợp
khi massage cho mẹ bầu cần chú ý các động tác kỹ thuật và lực massage phù hợp

Massage cho mẹ bầu đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và bé cưng. Tuy nhiên khi thực hiện liệu trình massage mẹ bầu cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không thực hiện massage khi quá no hoặc quá đói
  • Những chị em mắc tiểu đường thai kỳ nên ăn nhẹ trước khi massage để tránh hạ đường huyết
  • Không thực hiện massage mẹ bầu ở tư thế nằm sấp, gây nguy hiểm cho bé
  • Khi cảm thấy mệt mỏi kèm theo  hoa mắt, chóng mặt thì nên đi khám bác sĩ, không đi massage
  • Động tác không được quá mạnh, không thực hiện quá lâu

Cần tránh ấn mạnh vào huyệt hợp cốc, huyệt tam âm giao dễ gây sảy thai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *